Jun 19,2018
TVC quảng cáo là cụm từ viết tắt của (Television Commercials) Một loại hình quảng cáo bằng hình ảnh ảnh giới thiệu về những sản phẩm thương mại, hay một sự kiện nào đó được phát sóng trên hệ thống truyền hình. TVC quảng cáo thường được các nhà đài phát xen kẽ vào trước giữa hoặc sau nội dung chính của một chương trình. Thể loại quảng cáo này luôn có sức lan tỏa rộng, đối tượng khán giả đa dạng và không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian và khoảng cách địa lý.
TVC quảng cáo đầu tiên trên truyền hình được ghi nhận có trả phí, được phát sóng vào ngày 1/7/1941 tại New York, trên kênh 4 của Đài truyền hình NBC, nội dung của đoạn quảng cáo này giới thiệu về sản phẩm đồng hồ hiệu Bulova.
TVC quảng cáo xuất hiện đầu tiên trên sóng truyền hình tại Châu Á, được ghi nhận xuất hiện vào ngày 28/8/1953 ở Thủ đô Tokyo, Nhật bản trên kên truyền hình Nippon TV và thật ngẫu nhiên khi đoạn quảng cáo này cũng giới thiệu về một loại đồng hồ có tên là Seikosha và Seikosha chính thương hiệu đồng hồ Seiko nổi tiếng sau này.
– Giới thiệu quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
– Giới thiệu quảng bá những sản phẩm thương mại của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng
– Xây dựng hình ảnh của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng
– Tạo ra thị trường khách hàng tiềm năng, thông qua khối lượng đông đảo, khán giả theo dõi truyền hình.
Thời lượng của một sản phẩm TVC thông dụng nhất là 30 giây, hoặc 20 và 10 giây, tùy theo kịch bản và thông điệp mà nhà sản xuất muốn giới thiệu đến người tiêu dùng. Cũng có rất nhiều TVC được thực hiện ở thời lượng 60 giây
Các bước cơ bản để hình thành lên một sản phẩm quảng cáo, không khác gì nhiều so với quy trình sản xuất một bộ phim, như Tiền kỳ, tổ chức sản xuất, hậu kỳ và phát hành. Nhưng khác biệt là đội ngũ và thời gian thực hiện khiêm tốn hơn nhiều so vời nhân sự và thời gian để thực hiện một tác phẩm điện ảnh.
Nếu như bạn nghĩ rằng thực hiện một sản phẩm quảng cáo 30 giây dễ hơn là làm một bộ phim 45 phút thì đó là suy nghĩ sai lầm.
Việc bạn phải đau đầu để làm sao có thể truyền tải được hết tinh thần và thông điệp của sản phẩm cũng như của nhà sản xuất đến với khách hàng chưa bao giờ là điều đơn giản. Những nhà biên kịch chuyên viết cho TVC quảng cáo luôn phải là những người có vốn kiến thức cực rộng, không chỉ trong lĩnh vực viết lách mà họ còn phải có một sự am tường về văn hóa, tôn giáo…. Có như thế thì mới mong truyền tải chính xác thông điệp của sản phẩm tới đúng đối tượng người dùng, TVC chính là điểm kết nối thể hiện sự am tường và chia sẻ hỗ trợ của nhà sản xuất đến với khách hàng.
Có rất nhiều TVC quảng cáo được phát trên sóng truyền hình trong 1 giờ, có những quảng cáo khiến khán giả bật cười thích thú, hoặc nhịp chân hát theo lời ca khúc trong đoạn quảng cáo đó. Nhưng không phải quảng cáo nào cũng mang đến sự thích thú cho khách hàng. Sở dĩ họ cảm thấy bị làm phiền bởi tần xuất của quảng cáo quá dày đặc và không ít trong số đó mang nội dung lặp lại hoặc có phần sai lệch nếu không nói là phản cảm, khi có gắng nhồi nhét cái tôi quá lớn mà quên đi cảm xúc của khán giả.
Cùng là một món ăn, nhưng thói quen ẩm thực của mỗi gia đình đều có những điều khác biệt, người thì thích có một chút đường, người thích thêm chút muối…. Nếu để đưa ra một quy trình mang tính chuẩn mực và lý tưởng nhất cho việc sản xuất một sản phẩm quảng cáo truyền hình, sẽ bao gồm 3 bên.
Nhưng cũng có những đơn vị sản xuất theo kiểu khép kín, tức có nghĩa họ vừa cung cấp các dịch vụ quảng cáo vừa kiêm luôn vai trò sản xuất và hoàn thiện. Trong bài viết chúng ta sẽ đi tìm hiểu quy trình sản xuất theo đúng với mô hình lý tưởng và có thể nói là quy chuẩn đó là mô hình sản xuất 3 bên như đã giới thiệu với các bạn ở trên nhé.
1, Agency Nhận yêu cầu từ khách hàng (Client)
2, Những yêu cầu cơ bản của khách hàng được Agency chuyển xuống bộ phận xây dựng ý tưởng
3, Những kịch bản với nhiều ý tưởng và nội dung khác nhau ra đời, được gửi lại cho khách hàng
4, Khách hàng lựa chọn và đồng ý triển khai sản xuất
5, Một kịch bản sơ bộ bằng hình (Storyboard) sẽ được Agency gửi cho nhà sản xuất phim (Production House)
6, Casting Diễn viên theo kịch bản và có thể cả yêu cầu Client, thường thì các diễn viên Hạng A thường đã có trong yêu cầu trước đó của Client với Agency
7, Giai đoạn sản xuất tiền kỳ
8, Giai đoạn sản xuất hậu kỳ
9, Production bàn giao bản Final cho Agency, để Agency và Client thống nhất lần thứ N (Thông thường lúc này Production House khổ nhất, bởi sửa chỗ này, chỗ kia…(Dù hợp đồng hay không thì khách hàng vẫn là thượng đế)
10, Final và lên sóng
Để kết thúc cho phần chia sẻ này, xin mời các bạn cùng xem qua một số Video clip ghi lại quá trình thực hiện một sản phẩm quảng cáo truyền hình. Hi vọng sẽ mang lại cho các bạn những góc nhìn thấu đáo hơn về thể loại quảng cáo này, chúc các bạn thành công.
DGL MEDIA VIET NAM - Truyền thông media thực chiến.
Là đơn vị chuyên sản xuất nội dung truyền thông marketing như: Phim, Ảnh, Diễn họa 3D, 360VR tour, Tour teambuiding, Event, Content PR, Dịch vụ báo chí, Truyền hình, Chiến lược truyền thông, Tư vấn thiết kế định hướng phát triển thương hiệu .... HOTLINE: 0915667617 (Mr LÊ ĐỨC)
Bài viết xem nhiều nhất